Giỏ hàng

GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum)

Giảo cổ lam là thảo dược chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng sinh học và chống lão hóa cao. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng với mục đích làm hạ mỡ máu và giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch máu và bình ổn huyết áp. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hình thành hay phát triển các khối u.

hình ảnh giảo cổ lam khô
 * Tên khoa họcGynostemma pentaphyllum

* Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Sau khi thu hoạch, lá trường sinh thảo sẽ được rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và môi trường ẩm ướt

* Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu về trường sinh thảo cho thấy, dược liệu này chứa hai thành phần chính là Saponin và Flavonoid. Hoạt chất Saponin ở thảo dược tự nhiên này có cấu trúc triterpen kiểu dammaran giống với Saponin trong tam thất và nhân sâm nhưng hàm lượng lại nhiều hơn hai nguyên liệu này gấp 3 – 4 lần. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng lớn acid amin, khoáng chất và vitamin như P, Mn, Fe, Zn, Se,… 

* Tác dụng dược lý

#. Tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao

Một số tài liệu nghiên cứu khoa học của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã ghi nhận, việc sử dụng trà trường sinh thảo có thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Đồng thời giúp tăng lượng cholesterol tốt, giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh mỡ máu cao.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ được đăng tải trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 đã chứng minh, sử dụng dược liệu này trong 30 ngày có thể giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể lên đến 71% so với người không dùng.

Để khẳng định cho tác dụng này, năm 2005, nhà nghiên cứu Samer Magalii trường ĐH Sydney (Úc) đã công bố giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu tương đương loại thuốc tân dược tên atorvasatin.

#. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Dựa vào nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng năm 2011 của Hội Đái thái đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường Đại học Y Hà Nội cho biết, hoạt chất Phanoside chứa trong trường sinh thảo có tác dụng làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào Insullin.

Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng cường khả năng sử dụng Glucose của các tế bào. Do đó, chúng giúp ổn định nồng độ đường trong máu, điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa bệnh phát triển.

#. Tác dụng tốt đối với tim mạch

Giảo cổ lam 5 lá chứa lượng lớn thành phần hóa học Adenosin. Hoạt chất này có tác dụng giúp ngăn chặn và làm giảm những cơn đau tim. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp và tăng cường máu lên não. Từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.

#. Kiểm soát bệnh huyết áp cao

Sử dụng trường sinh thảo thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric. Chất này có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.

#. Giảm béo và kiểm soát cân nặng

Trường sinh thảo có tác dụng hoạt hóa men AMPK. Đây là một trong những loại men giúp chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bằng cách tăng cường chuyển hóa đường, chất béo và đạm. Đồng thời thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể, từ đó giúp giảm lượng mỡ dư thừa và giúp giảm cân.

#. Ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các khối u bướu

Nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cho hay, các hoạt chất chứa trong trường sinh thảo có công dụng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của khối u bướu. Bên cạnh đó, các thành phần này cũng được chứng minh có tác dụng trong việc tiêu diệt các tế bào gây ung thư ở tử cung, đại tràng, vú, bạch cầu và phổi

#. Giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe

Giảo cổ lam có tác dụng giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hợn. Đồng thời, chúng còn chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh bên ngoài.

GIẢO CỔ LAM VỚI BỆNH MÁU NHIỄM MỠ

♻ Sử  dụng  Giảo  cổ  lam  với  liều 3g/ngày giúp thay đổi trong các thông số chuyển hóa lipid sau 8-12 tuần sử dụng  ->  giảm nồng  độ  cholesterol toàn  phần,  triglyceride,  HDL- cholesterol và LDL-cholesterol [1].
♻   Giảo  cổ  lam  có  tác  dụng  làm giảm  đáng  kể  mỡ  bụng  (tổng  lượng mỡ bụng, mỡ nội tạng vùng bụng và mỡ  dưới  da  bụng)  và  các  thông  số nhân trắc học (cân nặng, BMI, khốilượng mỡ cơ thể, phầm trăm mỡ cơ thể và vòng eo) [1].
♻ Giảo cổ lam được chỉ định trong sử  dụng  trong  bệnh  mỡ  máu,  bệnh tiểu  đường,  viêm  dạ  dày  cấp,  viêm thận, viêm gan virus, viêm phế quản mạn tính, thanh nhiệt, giải độc [2].

Chiết xuất giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid và saponin

 
♻ Giảo  cổ  lam  giúp  làm  tăng  quá  trình phosphoryl  hóa  Protein  kinase  kích  hoạt AMP  (AMPK)  ->  làm  tăng  quá  trình  oxy hóa chất béo và hấp thu glucose đồng thời ức chế tổng hợp chất béo và cholesterol, là nhân tố chống lại các bệnh chuyển hóa bao gồm béo phì và rối loạn lipid máu [1].
 
Tài liệu trích dẫn
1. Park S.H., Huh T.L., Kim S.Y., Oh M.R., Pichiah P.B.T., Chae S.W., Cha Y.S. (2014) Antiobesity  Effect  of  Gynostemma pentaphyllum  Extract  (Actiponin):  A Randomized,  Double-Blind,  Placebo- Controlled  Trial.  Clinical  Trials:  Behavior, Pharmacotherapy,  Devices,  Surgery. Obesity 22, pp. 63–71
2.  Bộ  Y  tế  (2017).  Dược  điển  Việt  nam  V, trang 1178.