Giỏ hàng

QUẾ (CINNAMUMUM CASSIA)

Ngoài công dụng là gia vị, quế còn được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao.

Quế
* Tên khoa học: Cinnamomum cassia
* Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành quế là bộ phận được dùng làm dược liệu. Đây được gọi là nhục quế.
Thành phần hóa học: Các nhà nghiên cứu hiện đại đã phân tích và tìm ra một số thành phần hóa học cụ thể của vỏ quế như là:
  • 5% tanin
  • 1,2-1,5% tinh dầu với khoảng 85% aldehyd cinnamic.
  • acid cinnamic
  • acetat cinnamyl
  • cinnzeylanol
  • cinnzeylanin
  • o-methoxycinnamaldehyd

Quế

* Tác dụng dược lý

Nhục quế có một số tác dụng dược lý như:

  • Thực nghiệm trên cơ thể động vật cho thấy, thành phần cinnamaldehyde trong nhục quế có tác dụng an thần, ức chế trung khu thần kinh, giải nhiệt và giảm đau. Ngoài ra, một số thí nghiệm còn cho thấy cinnamaldehyde còn có khả năng làm giảm co giật và tử vong ở động vật khi sử dụng strychnine quá liều.
  • Tinh dầu quế còn có tác dụng trừ phong, kích thích nhẹ dạ dày, ruột, kích thích tăng tiết nước bọt, tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn. Thành phần Cinnamaldehyt trong quế còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào viêm loét trên dạ dày chuột.
  • Nhục quế có tác dụng lưu thông lượng máu đến động mạch vành tim của chuột, nhờ vậy mà nó có khả năng cải thiện chứng thiếu máu cơ tim cấp do pituitrin.
  • Ngoài ra, nhục quế còn có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với một số loại vi khuẩn như Gr (-), (+) hoặc một số loại nấm gây bệnh.