Giỏ hàng

Tìm hiểu về bệnh đột quỵ

ĐỘT QUỴ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Hiện nay trên toàn thế giới, hàng năm đã có 7,08 triệu ca tử vong do bệnh mạch máu não (3,48 triệu ca tử vong do đột quỵ thiếu máu cục bộ, 3,25 triệu ca tử vong do xuất huyết trong não và 0,35 triệu ca do xuất huyết dưới màng nhện), có 4,51 triệu ca tử vong do nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp ở mức cao (theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, 2020). 

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay, bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ (theo Bộ Y tế). Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ và để lại những hậu quả nặng nề, có tới 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ.

Trong số đó, chỉ 25%-30% người bệnh sau phục hồi có thể tự đi lại và phục vụ bản thân, 20%-25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt  hằng  ngày,  15%-25%  phải  phụ thuộc  hoàn  toàn  vào  người  khác  (theo Hội thần kinh học Việt Nam, 2021).

2. Nguyên nhân của đột quỵ

Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).

Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.

Liệu pháp tiêu huyết khối/tiêu sợi huyết được sử dụng trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu não có thể làm giảm tỷ lệ tử vong.

3. Dấu hiệu đột quỵ

Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST”  để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian).

  • Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn. 
  • Tay: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê một bên tay, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,….
  • Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hay nói đớ.
  • Thời gian: Đưa bệnh nhân bệnh viện khám ngay khi ghi nhận những dấu hiệu vừa kể.

 

4. Biến chứng của đột quỵ

Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Tùy theo thời gian người bị đột quỵ được phát hiện, đưa vào bệnh viện và điều trị mà mức độ tổn thương hệ thần kinh sẽ khác nhau. 

Khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc điều trị cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng, thời gian phục hồi lâu và thậm chí là không thể phục hồi. Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Thậm chí, trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.

Một số biến chứng thường gặp sau khi bị đột quỵ bao gồm:

  • Bị liệt (1 tay, 1 tay hoặc hết tứ chi);
  • Khả năng vận động yếu, khó cử động tay chân;
  • Mất ngôn ngữ, nói  ngọng, gặp khó khăn trong giao tiếp;
  • Gặp các vấn đề thị giác;
  • Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,…;
  • Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật. 
5. Cách phòng ngừa đột quỵ

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học:

  • Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe bản thân;
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…;

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ và chế độ dinh dưỡng phục hồi sau đột quỵ, cần lưu ý:

  • Cố gắng ăn nhiều rau củ, các loại trái cây.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn, không ăn quá no dẫn đến lượng calo nạp vào tăng, hàm lượng chất béo hấp thụ cao, tăng nguy cơ béo phì.
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Ưu tiên các nguồn protein ít chất béo.
  • Cố gắng giảm hàm lượng natri trong mỗi khẩu phần ăn.

6. Thực phẩm dinh dưỡng Y học TOT MILK CARDIO CARE

Sản phẩm dinh dưỡng Y học TOT MILK CARDIO CARE dùng để thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung cho chế độ ăn chuyên biệt cho người có nguy cơ và người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, tim mạch và máu nhiễm mỡ. Sản phẩm kết hợp các dược liệu và dưỡng chất chuyên biệt, có tác dụng giúp: 

  • Ngăn ngừa cục máu đông, xơ vữa động mạch
  • Tăng tính bền vững thành mạch máu
  • Ngăn ngừa nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
  • Giảm mỡ máu
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

 

Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần Thực phẩm NANOFOOD và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược liệu thiên nhiên An Tâm.