Giỏ hàng

MƯỚP ĐẮNG (Momordica charantia)

💊 Hội chứng rối loạn chuyển hóa và MƯỚP ĐẮNG 💊


♻️ MetS (metabolic syndrome): là hội chứng rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi nhóm các yếu tố nguy cơ gồm: béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin [7].
♻️ MetS là tham số được thiết lập để dự đoán nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch [1] .
♻️ Kháng insulin, dẫn đến sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và lipid, được coi là nguyên nhân chính của hội chứng chuyển hóa (MetS) [6].


🥒 Quả của cây Mướp đắng (Momordica charantia L.) có tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa. Với các cơ chế: 
🥒 Mướp đắng có tác dụng điều hòa chuyển hóa glucose [3], [6], [9].
🥒 Mướp đắng có chứa hoạt chất: D-(+)-trehalose, có khả năng ức chế α-glucosidase và làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate trong chế độ ăn [4].
🥒 Mướp đắng có chứa hoạt chất PolypeptideP, được gọi là “insulin thực vật” và đã được chứng minh khả năng hoạt động giống insulin [2].
🥒 Mướp đắng giúp kích thích tuyến tụy bài tiết insulin [8], giảm gluconeogenesis ở gan, tăng tổng hợp glycogen ở gan, metformin và các hoạt động kiểm soát đường huyết giống sulfonylurea [5], [9].


💊 Có thể sử dụng 4,8 g bột Mướp đắng hàng ngày, giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc MetS sau ba tháng sử dụng [7].
 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 

[1]. Grundy SM., et al. Diagnosis and management of the metabolic syndrome: An American Heart Association/National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement. Circulation 2005, 112:2735-2752.
[2]. Khanna P., et al. Hypoglycemic activity of polypeptide-p from a plant source. J Nat Prod 1981, 44:648-655.
[3]. Krawinkel MB., et al. A dietary approach to hyperglycemia. Nutrition Reviews 2006, 64:331-337. 
[4]. Matsuur H., et al. Alpha-glucosidase inhibitor from the seeds of balsam pear (Momordica charantia) and the fruit bodies of Grifola frondosa. Biosci Biotechnol Biochem 2002, 66:1576-1578.
[5]. Rotshteyn Y., et al. Application of modified in vitro screening procedure for identifying herbals possessing sulfonylurea-like activity. J Ethnopharmacol 2004, 93:337-344.
[6]. Tsai CH., et al. Bitter Gourd (Momordica charantia): A review of efficacy and safety on glucose homeostasis. Nutr Sci J 2010, 35:115-126. 
[7]. Tsai CH., et al. Wild bitter gourd improves metabolic syndrome: A preliminary dietary supplementation trial. Nutrition Journal 2012, 11:4:1-9.
[8]. Welihinda J., et al. Effect of Momordica charantia on the glucose tolerance in maturity onset diabetes. J Ethnopharmacol 1986, 17:277-282.
[9]. Yeh GY., et al. Systematic review of herbs and dietary supplements for glycemic control in diabetes. Diabetes Care 2003, 26:1277-1294.