Giỏ hàng

HÀ THỦ Ô ĐỎ (FALLOPIA MULTIFLORA)

Ngoài công dụng chữa tóc bạc, hà thủ ô còn được biết đến như vị thuốc giúp điều kinh bổ huyết, bổ can thận, nhuận trạng và bổ huyết giữ tinh,… nhờ tác dụng vào hai kinh Can và Thận.

Tác dụng của hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ có tác dụng nhuận tràng, mạnh gân xương và bổ can thận

+ Bộ phận dùng: Rễ củ cây Hà thủ ô đỏ

+ Thành phần hóa học

Rễ cây hà thủ ô chứa các thành phần như lecithin, Chrysophanic acid, chrysophanic acid, emodin, rhein, anthrone,…

+ Tác dụng dược lý

#. Theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có tác dụng bổ huyết giữ tinh, bổ can thận, nhuận tràng, mạnh gân xương và hòa khí huyết. Chính vì vậy, loại cây tự nhiên này thường dùng với các mục đích như:

  • Làm đen râu tóc: Theo một số quan niệm của Y học cổ truyền, tóc và râu có mối quan hệ mật thiết với tinh sinh huyết, thận tàng chứa tinh và tạng thận. Tóc là phần thừa của huyết, cho nên nếu thận hư yếu thì tóc sẽ không được nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng dễ bị rụng và bạc sớm. Trong khi đó, hà thủ ô có công dụng dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận nên có tác dụng làm đen tóc.
  • Có lợi cho việc sinh con: Một số ghi chép trong sách “Bản Thảo Cương Mục”, nhà bác học Lý Thời Trân có ghi chép Minh Thế Tông Hoàng Đế đã chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất Bảo Mỹ Nhiêm Đan với chủ dược chính là hà thủ ô. Bên cạnh đó, giới Y học cổ truyền lý luận, thận tàng tinh thường chủ về việc sinh con cái. Nếu thận sung túc thì sự phát dục của cơ thể diễn ra một cách thuận lợi và năng lực tính dục cũng được khôi phục, giúp việc sinh con dễ dàng hơn.
  • Kéo dài tuổi thọ: Già yếu của con người có thể là do quá tình suy giảm của thận tinh ảnh hưởng. Vì vậy, sử dụng hà thủ ô có tác dụng bổ ích thận tinh, giúp kéo dài tuổi thọ.hà thủ ô đỏ

Bộ phận dùng làm thuốc của cây hà thủ ô đỏ là rễ cây

#. Nghiên cứu Y học hiện đại

Một số nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy, hà thủ ô có các tác dụng như:

  • Giảm cholesterol huyết thanh: Theo Tân y học, 5 – 6, 1972, thành phần Lecithin có trong cây hà thủ ô có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol ở ruột thỏ. Đồng thời, chúng có tác dụng phòng chống và làm giảm xơ cứng động mạch.
  • Làm chậm nhịp tim, đồng thời làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành, giúp bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
  • Tác dụng nhuận tràng:  Theo Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung Dược của nhà sản xuất bản Khoa học xuất bản và năm 1965, trang 345 – 346 cho biết, nhờ hoạt chất oxymethylanthraquinone có trong rễ hà thủ ô giúp kích thích làm tăng nhu động ruột, có tác dụng nhuận tràng. Theo một số nghiên cứu, hà thủ ô sống có công dụng nhuận tràng mạnh hơn hà thủ ô chín.
  • Chống lão hóa: Một số nghiên cứu hà thủ ô ở chuột nhắt già cho thấy, thuốc có tác dụng giữ tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo như lúc chuột còn non. Tuy nhiên các nghiên cứu về tính chống lão hóa của hà thủ ô cần được nghiên cứu thêm.
  • Tác dụng kháng khuẩn và vi rút: Theo Học báo Vi sinh vật 8, trang 164, 1960 cho biết, các hoạt chất chứa trong hà thủ ô có tác dụng ức chế trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Ngoài ra, thuốc còn giúp ức chế vi rút gây bệnh cúm.